Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Liên kết web

Lien he quang cao

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

20981896
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
7633
11030
20890318
164398

IP: 18.226.177.223

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Nguồn:
  • Khám chữa bệnh
  • Tư vẫn sức khỏe
  • Thông tin thuốc
  • DM Kỹ thuật
DANH MỤC VẬT TƯ Y TẾ
STT STT thầu Mã số theo danh mục BYT Tên theo danh mục ...
Nguồn:
  • Thi đua, khen thưởng
  • Người tốt, việc tốt

ĐIỀU DƯỠNG PHAN THỊ HỒNG -  KHOA A10 TRẢ LẠI

PHONG BÌ CHO NGƯỜI ĐÁNH RƠI

Khoảng 11h, ngày ...

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TRẦM CẢM

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TRẦM CẢM


I. Tổng quan về bệnh trầm cảm

1. Đại cương về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi...

2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm

 - Cảm xúc bị ức chế : Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát.

- Tư duy bị ức chế: Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị đứt quãng , bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát.

+ Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào , đôi khi không nói hoàn toàn ngồi một chỗ, có khi rên rỉ, khóc lóc.

+ Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhất là bệnh nhân để diễn biến lâu ngày, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi bệnh nhân thật sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát.

 - Hoạt động bị ức chế: Bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, uể oải.

 - Rối loạn tâm thần khác :

+ Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong trường hợp bệnh lâu ngày không điều trị. Nội dung thường là bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh.

+ Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc tiếng than của đám ma.

+ Khả năng chú ý giảm sút do bị ức chế.

- Những rối loạn khác :

+ Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm, mạch chậm, giảm trương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hô hấp ...

+ Rối loạn tiêu hoá thường xuyên, chán ăn buồn nôn, lưỡi trắng, táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng... nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá.

+ Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt... dễ nhầm với các bệnh đường tiết niệu...

 + Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm; nam thường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tình dục...

II. Giáo dục sức khỏe bệnh trầm cảm.

1. Lúc nằm viện

1.1. Gia đình

- Thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh.

- Giải thích, động viên người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị.
          - Tạo không khí vui tươi, tránh sang chấn tâm lý người bệnh.

- Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo, xem ti vi, tham gia lao động liệu pháp và các hoạt động liệu pháp khác …để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.

- Thường xuyên gần gũi theo dõi bệnh nhân để phát hiện kịp thời những ý tưởng và hành vi tự sát nếu có.

- Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng như dao, kéo, dây, khăn dài quá cổ, các vật sắc nhọn…và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của bệnh nhân phòng ngừa dấu thuốc để thực hiện hành vi tự sát nếu có.

- Chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân nếu bệnh nhân không tự làm.

- Biết chế độ ăn uống cho bệnh nhân phải đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất và vitamin. Nếu bệnh nhân không ăn động viên khuyên giải cho bệnh nhân ăn và báo cáo Điều dưỡng hoặc Bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

1.2. Người bệnh

- Hướng dẫn bệnh nhân tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí.

- Giải thích, khuyên giải bệnh nhân loại bỏ ý nghĩ buồn phiền, chán nản cùng hòa đồng với mọi người xung quanh.

- Nên đi lại vận động, không nên ủ rũ buồn phiền ngồi một chỗ.

2. Lúc ra viện

2.1. Gia đình

- Thường xuyên động viên an ủi người bệnh.

- Giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

- Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang chấn tâm lý.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc nơi khô ráo, đề phòng người bệnh lấy thuốc để thực hiện hành vi tự sát.

- Khi dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa bệnh nhân đến khám ngay.

2.2. Bệnh nhân:

- Uống thuốc đều theo đơn.

- Tin tưởng vào sự điều trị của thầy thuốc.

- Không sử dụng các chất kích thích.

-----------------------------

Nguyễn Bá Giang - Hoàng Thị Lê

Tam guong dd HCM

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.