Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21055037
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
3147
23117
20931127
164398

IP: 3.145.8.42

Đang có 17 khách và không thành viên đang online

Khoa Phục hồi chức năng đào tạo chuyên môn cho KTV, Điều dưỡng theo kế hoạch đào tạo 2015

Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và theo đúng nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục hàng tháng, hàng quý tại các khoa đồng thời nhằm mục đích nâng cao tay nghề chuyên môn, kỹ thuật cho các Điều dưỡng, KTV, Hộ sinh tại các khoa trong Bệnh viện.

Xem tiếp...

Phòng Điều dưỡng tổ chức họp Điều dưỡng toàn bệnh viện

     Họp Điều dưỡng trưởng toàn Bệnh viện định kỳ hàng tháng là một trong những hoạt động có hiệu quả cao được duy trì thường xuyên của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Chiều ngày 10/9/2014, tại hội trường bệnh viện, Phòng điều dưỡng đã tổ chức họp Điều dưỡng trưởng Bệnh viện.
Chủ tọa cuộc họp: CNĐD Đặng Đức Cường- Trưởng phòng điều dưỡng; Thư ký cuộc họp CNĐD Bùi Bích Ngọc cùng toàn thể các điều dưỡng trưởng khối, điều dưỡng trưởng khoa trong toàn Bệnh viện.
     Tại cuộc họp, CNĐD Đặng Đức Cường đã nhận xét những ưu- nhược điểm trong công tác điều dưỡng tháng 8 vừa qua ( Quy tắc ứng xử; Chuẩn đạo đức nghề nghiệp; Thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng; Bình hồ sơ chăm sóc; Họp hội đồng người bệnh cấp khoa; Công tác chống nhiễm khuẩn ...) Đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động trong tháng 9: Các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh... chủ động, tích cực phát huy những mặt đã đạt được, điều chỉnh, rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế để công tác điều dưỡng đạt hiệu quả cao, hoàn thành suất xắc nhiệm vụ được giao.
     Thông qua cuộc họp đã nhận xét, đánh giá được chất lượng, hiệu quả công tác điều dưỡng trong Bệnh viện tháng 8, đồng thời cũng kịp thời triển khai, cập nhật liên tục các kế hoạch hoạt động mới của cấp trên đến tất cả điều dưỡng viên, kỹ thuật viên các khối trong toàn bệnh viện trong tháng tiếp theo thông qua hệ thống điều dưỡng trưởng khối, điều dưỡng trưởng khoa.
Minh Anh

                              Thùy Ninh ( Phòng Điều dưỡng )

Họp hội đồng người bệnh khối Ngoại Sản

     Môi trường Bệnh viện thân thiện là sự gắn kết tình cảm giữa nhân viên Y tế và người bệnh cũng như người nhà người bệnh. Chính vì vậy Quy định họp Hội đồng người bệnh là một trong những quy định có tính chất rất thiết thực, giúp cho nhân viên Y tế hiểu được những tâm tư, tình cảm, nhu cầu và nguyện vọng của người bệnh đồng thời qua đó người bệnh cũng thấu hiểu và thông cảm với đặc thù riêng của những người làm công tác Y tế nói chung và các. Thầy thuốc đang làm việc tại Bệnh viện Hà Giang nói riêng.
     Hơn thế nữa mục đích cuộc họp còn giúp người bệnh hiểu về các quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi nằm viện và triển khai đến người bệnh những quy định của Bệnh viện nói chung, của khoa phòng nói riêng, đồng thời tạo sự thân thiện giữa Thầy thuốc và người bệnh.
Chiều ngày 04/9/2014, các khoa thuộc khối Ngoại – Sản đã tổ chức họp Hội đồng người bệnh cấp khoa.
     Thành phần tham dự cuộc họp gồm các người bệnh, người nhà của người bệnh đang nằm điều trị tại các khoa trong khối (Khoa Sản; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Chấn thương - Chỉnh hình).
     Chủ tọa cuộc họp là đại diện cho các Bệnh nhân của các khoa. Thư ký cuộc họp là Điều dưỡng trưởng các khoa.
     Cuộc họp tại các khoa diễn ra với không khí rất sôi nổi và hào hứng. Các người bệnh cũng như người nhà của người bệnh rất nhiệt tình và đưa ra những ý kiến rất sát thực, có ý nghĩa xây dựng cho khoa nói riêng và cho toàn Bệnh viện nói chung. Kết thúc cuộc họp các bệnh nhân cảm thấy rất thoải mái và tinh thần được nâng cao góp phần tăng thêm sức mạnh để đấu chọi lại bệnh tật.

                 Hoàng Hoa
            Phòng Điều Dưỡng

BV Đa khoa tỉnh tổ chức đào tạo, hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Quản bạ công tác điều dưỡng và TNK

     Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và căn cứ vào Kế hoạch số 04/KH-PĐD ngày 22/8/2014 của Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ về việc “Đào tạo ngắn hạn, học hỏi công tác điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện” để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện.

     Sáng ngày 26/8 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã tổ chức gặp mặt và triển khai nội dung đào tạo với 09 cán bộ là Điều dưỡng trưởng Bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ.

     Đến dự và chỉ đạo chương trình đào tạo có Bác sỹ CKII Vũ Hùng Vương - Phó giám đốc, Phụ trách công tác đào tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, Cử nhân Đặng Đức Cường - Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nêu rõ mục tiêu của chương trình đào tạo hỗ trợ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Đồng chí Điều dưỡng trưởng khối hỗ trợ cho các Điều dưỡng trưởng của Bệnh viện huyện Quản Bạ bao gồm các nội dung: Công tác giám sát quy trình chuyên môn, xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh; Bình kế hoạch chăm sóc người bệnh; Họp hội đồng người bệnh; Bên cạnh đó Đồng chí Trưởng khoa Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch, quy trình về công tác nhiễm khuẩn trong Bệnh viện cho các học viên.

     Thời gian đào tạo hỗ trợ từ ngày 26/8 đến hết ngày 29/8/2014. Kết thúc chương trình đào tạo, các Điều dưỡng trưởng trong đoàn sẽ được đánh giá kết quả thông qua Bài viết thu hoạch.

     Đây là một trong những chương trình đào tạo có nhiều ý nghĩa đối với công tác chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Đa khoa tỉnh với các Bệnh viện tuyến huyện, đồng thời thông qua đó các Điều dưỡng trưởng cũng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

                                         Minh Anh

Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức hộ nghị khoa học thường kỳ hàng tháng

     Chiều ngày 28/8/2014. Tại Hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị khoa học thường kỳ hàng tháng.
     Chủ trì hội nghị: Bác sỹ CKII Vũ Hùng Vương - Phó Giám đốc Bệnh viện. Dự hội nghị có Bác sỹ CKII Nguyễn Quốc Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện cùng toàn thể các Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng trưởng các khoa trong Bệnh viện.
Có 3 chuyên đề được báo cáo tại Hội nghị:
     1. Báo cáo Hội nghị khoa học Quốc tế Việt Nam - Thái Lan về nội soi và phẫu thật nội soi tại Bệnh viện Bạch Mai tháng 3/2014 do Bác sỹ Bùi Quang Thái thuộc Khoa Ngoại tổng hợp trình bày.
     2. Chuyên đề Đảm bảo xét nghiệm do bác sỹ Lê Việt Quang - Trưởng khoa xét nghiệm trình bày.
     3. Công tác khử khuẩn - Tiệt khuẩn do Cử nhân Nguyễn Văn Điệp - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn trình bày.
     Thông qua Hội nghị khoa học thường kỳ hàng tháng giúp cho các Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng trong Bệnh viện hiểu biết thêm kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm từ đó giúp cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh ngày một nâng cao hơn.

                      Bích Ngọc
               Phòng Điều dưỡng

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường gặp .......

     Hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hen trung bình là 3,9% dân số, tương đương với 4 triệu người mắc.

     Theo GS.TSKH Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết, bệnh hen đã khiến 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Mỗi năm 3.000 người chết do hen, các trường hợp tử vong do hen thường là do bệnh nhân không thể qua khỏi cơn hen phế quản (hay đợt cấp của hen). Vì vậy việc xử trí cơn hen phế quản cấp là hết sức quan trọng nhằm giúp bệnh nhân tránh những rủi ro đáng tiếc.

     Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.

     Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu chi. Tình trạng trên nếu kéo dài bệnh nhân sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não làm bệnh nhân bị ngất, mất ý thức… có thể tử vong. Nhằm hạn chế tối đa việc phải nhập viện hoặc tử vong do cơn hen phế quản bệnh nhân cần xử trí đúng cơn hen phế quản ngay từ đầu.

     Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất... Bước tiếp theo là sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen.

     Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):

- Xịt họng 1-2 nhát

     Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thường là trẻ em, người lớn tuổi thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí (ví dụ Salbutamol 2,5 – 5 mg/lần). Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?

- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 nhát/lần)

- 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng

Nếu cơn hen phế quản nặng (các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc dãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc dãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.

     Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh

     Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần nhớ là phải mang theo thuốc cắt cơn dạng ống hít bên mình mọi lúc mọi nơi dù bệnh hen đã được kiểm soát hoàn toàn hay chưa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp bệnh nhân có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó bệnh nhân nên đến Bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

     Theo tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA) bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được và khi hen được kiểm soát sẽ hạn chế tối đa những cơn hen phế quản. Cách xử trí hay nhất đối với cơn hen phế quản là không để cơn hen phế quản xảy ra. Muốn như vậy bệnh nhân cần tránh các yếu tố khởi phát cơn hen, sử dụng thuốc điều trị duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chủng ngừa cúm mỗi năm một lần, và tái khám định kỳ theo chỉ định. Kiểm soát hen hiệu quả sẽ giúp người bệnh sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường như bao nhiêu người khỏe mạnh khác.

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.