Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21055771
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
3881
23117
20931127
164398

IP: 18.117.216.229

Đang có 22 khách và không thành viên đang online

Cải tiến kỹ thuật mới trong điều trị - Vật lí trị liệu – Phục hồi chức năng

     Đầu năm 2014, Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã áp dụng thành công hai kỹ thuật điều trị Khung quay tập khớp vai và Thanh song song tập đi cho người bệnh ...
     Kỹ thuật Khung quay tập khớp vai điều trị trong các bệnh về cứng khớp và giảm vận động khớp vai, thoái hóa và viêm các tổ chức phần mềm quanh vai. Thanh song song tâp đi phục vụ trong điều trị phục hồi liệt nửa người sau tai bến do tăng huyết áp, yếu và giảm vận động hai chân...
     Bác sỹ Đào Cẩm Lê - Trưởng khoa Phục hồi chức năng cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng kỹ thuật điều trị Khung quay tập khớp vai và Thanh song song tại Khoa, đã có 40 bệnh nhân được áp dụng thành công kỹ thuật mới này. Việc ứng dụng thành công 2 kỹ thuật điều trị mới đã đưa việc điều trị phục hồi chức năng ở tỉnh ta ngang tầm các Bệnh viện trong nước, cũng như khẳng định các Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên của khoa hoàn toàn có thể làm chủ các kỹ thuật cao để điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng. Đây là thành tích mà khoa Phục hồi Chức năng chào mừng 59 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2014).

                                                    ĐỖ HUỆ
                                                   Khoa Phục hồi Chức năng

Hướng dẫn phòng và quản lý bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp

I. LỜI NÓI ĐẦU:
     Đái tháo đường là 1 bệnh phổ biến, mãn tính và điều trị tốn kém gặp ở mọi lứa tuổi gánh nặng bệnh tật ngày một tăng. Bệnh phát hiện muộn và kiểm soát kém sẽ gây nhiều biến chứng như: Bệnh mạch vành, đột quỵ dẫn đến tử vong; Bệnh mạch máu ngoại vi, giảm thị lực dẫn đến mù; Tổn thương thận sẽ dẫn đến suy thận Loét bàn chân sẽ dẫn đén cắt cụt chi; Bất lực tình dục.
II. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO TIÊU CHÍ HIỆN NAY:
Gồm 3 tiêu chí đã được WHO công nhận.
    1 Có các triệu chứng như: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều. Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mm/l.
    2. Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7.0 mm/l. Bất kì ≥ 11.1mm/l.
    3. Mức glucose huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam đường(Loại Anhydrous) hoặc 82.5 gam đường loại Monohydrat.
Nếu nghi ngờ nên làm lại lần 2.
III. ĐƯỢC GỌI LÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG( Đái tháo đường tiềm tàng) KHI:
    1. Rối loạn dung nạp glucose( IGT): Mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ: 7.8 - 11 mmol/l.
    2. Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói( IFG): Nếu lượng glucose lúc đói( sau ăn 8h đến 14 giờ) từ 5.6 mmol/l đến 6.9 mmol/l và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường máu < 7.8 mmol /l.
IV. PHÒNG NGỪA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
Ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai:
- Những người trên 30 tuổi( 45 tuổi).
- Người béo quá cân so với chuẩn( BMI ≥ 23). BMI còn gọi là chỉ số khối được tính = cân nặng/ chiều cao2(m).
- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai nghén.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con to( ở VN ≥ 3600g); Thai lưu, sảy thai.
- Những người có rối loạn dung nạp glucose( IGT) hoặc rối loạn đường huyết khi đói( 5.6- 6.9 mmol/l).
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh đái tháo đường( Bố, mẹ, anh, chị , em ruột).
- Tăng huyết áp vô căn( HATối đa ≥ 130mmhg ; HATối thiểu ≥ 85mmhg ).
- Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.
Đái tháo đường ở phụ nữ đang mang thai khi:
- Đường huyết lúc đói ≥ 6.1 mmol/l.
- Đường huyết 2 giờ ≥ 7.8 mmol/l.
Phát hiện các đối tượng có yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ thai kỳ( ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 28)
- Tuổi ≥ 25.
- BMI trước khi có thai ≥ 23.
- Có tiền sử ĐTĐ thai kỳ.
- Tiền sử đẻ con to > 3600g.
- Tiền sử bất thường sản khoa: Xảy thai, thai chết lưu.
- Tiền sử rối loạn dung nạp glucose( IGT) hoặc suy giảm dung nạp glucose lúc đói
( 5.3 - 6.0 mmol/l).
V. TIÊU CHUẨN CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC QUY ĐỊNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH NHƯ SAU:
    1. Tuổi > 55 là yếu tố nguy cơ chung. Nên tiến hành sàng lọc cho tất cả người
> 55 tuổi.
    2. Tuổi từ 40- 45, kèm theo 1 yếu tố nguy cơ dưới đây.
    3. Tuổi từ 35- 40 kèm theo 2 yếu tố nguy cơ được mô tả dưới đây.
       - Tăng huyết áp vô căn( khi HA > 140/90 mmhg)
       - BMI ≥ 23.
       - Có liên quan ruột thịt với người mắc bệnh ĐTĐ( Thế hệ cận kề)
       - Phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh.
       - Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt như: Được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, có tiền sử sinh con to( P đẻ >3600g)
       - Những người từng được chẩn đoán: Rối loạn dung nạp glucose( IGT), Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói( IFG) ; Người có các rối loạn chuyển hóa khác như: Rối loạn chuyển hóa lipit, rối loạn chuyển hóa acid uric, người có microalbumin niệu (+).
      - Người có nghề nghiệp tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, có những thay đổi đột ngột về môi trường sống.
VI. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
1. Tiêu chuẩn đánh giấ kết quả xét nghiệm của người bị ĐTĐ ở Việt Nam như sau:

Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu:
- Lúc đói
- Sau ăn 2 giờ Mmol/l
4.4 - 6.1
4.4 - 8.0
6.2- 7.0
≤ 10.0
>7.0
>10.0
HbA1C % < 6.5 ≤ 7.5 > 7.5
HA Mmhg ≤ 130/80 130/80- 140/90 > 140/90
BMI Kg/m2 18.5- 22.9 18.5- 22.9 ≥ 23
Cholesterol TP Mmol/l < 4.5 4.5 - ≤ 5.2 ≥ 5.3
HDL - c Mmol/l >1.1 ≥ 0.9 < 0.9
Triglycerit Mmol/l < 1.5 1.5- ≤ 2.2 >2.2
LDL - c Mmol/l <2.5 2.5- 3.4 ≥ 3.4

    - Nếu có suy thận HA nên được duy trì ở mức < 125/75 mmhg.
     - Người có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành thì LDL < 1.8 mmol/l.
* Xét nghiệm máu( glucose) 1 tháng làm 1 lần.
VII. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ:
Điều trị ĐTĐ bao gồm: - Điều chỉnh chế độ ăn.
     - Luyện tập.
     - Điều trị bằng thuốc.
1. Chế độ ăn:
    - Không có 1 chế độ ăn cụ thể cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường. Mà chỉ có 1 chế độ ăn cụ thể cho từng bệnh nhân.
    - Chế độ ăn phụ thuộc vào từng công việc cụ thể của từng người bệnh.
    - Chế độ ăn lý tưởng là chế độ giữ được BMI của người bệnh ở mức bình thường.
2. Luyện tập:
Nếu người bệnh không có bệnh lý mạch vành thì nên luyện tập đều đặn với tất cả các ngày trong tuần từ 30- 45 phút mỗi ngày bằng các môn thể thao sở thích.
3. Điều trị bằng thuốc:
Bao gồm: - Thuốc uống.
    - Insulin.
* Điều trị bằng insulin được áp dụng trong các trường hợp:
    - ĐTĐ tuyp 1.
    - Có thai.
    - Can thiệp phẫu thuật.
    - Nhiễm trùng nặng.
    - Thất bại điều trị bằng thuốc uống.

* Lưu ý:
    1.Với bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu nếu đường huyết ≥ 20.0 mm/l cho dùng ngay 0.1 - 0.2 đv insulin/kg (loại tác dụng nhanh) tiêm dưới da ngay lập tức gửi tới bệnh viện tỉnh.
    2. Với bệnh nhân mới được chẩn đoán lần đầu, nếu đường huyết ≥ 15.0 mm/l phải bắt đầu điều trị bằng thuốc chứ không chỉ dùng chế độ ăn và luyện tập.

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN
                          TĂNG HUYẾT ÁP

1. Xác định là tăng huyết áp khi:
* Tại phòng khám: khi bệnh nhân có trị số huyết áp: 140/90mmhg. Sau khám sàng lọc lâm sàng ít nhất 2- 3 lần khác nhau, mỗi lần khám huyết áp được đo ít nhất 2 lần.
* Tại nhà: Khi đo nhiều lần đúng phương pháp. Tăng huyết áp khi có trị số huyết áp > 125/ 80 mmhg.
* Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp (Holter) 24 giờ. HA > 125/80 mmhg.
* Khi đo lần đầu HA > 160/100 mmhg thì có thể xác định là tăng huyết áp.
2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp:
    - Hút thuốc lá.
    - Rối loạn mỡ máu.
    - Đái tháo đường.
    - Tuổi > 60.
    - Giới nữ đã mãn kinh.
    - Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh động mạch vành: Nữ < 65 tuổi hoặc nam < 55 tuổi.
3. Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp:
    - Tim mạch: có thể bị nhồi máu cơ tim, suy tim...
    - Mạch não: Bệnh nhân có thể bị xuất huyết não, tai biến mạch máu não...
    - Thận: suy thận.
    - Mắt: Phù, xuất huyết, xuất tiết...
4. Điều trị:
    - Phải đưa được về chỉ số bình thường < 140/90 mmhg.
    - Người có ĐTĐ, suy thận thì HA < 125/75 mmhg.
    - Điều trị tăng huyết áp là 1 điều trị suốt đời.
    - Triệu chứng cơ năng của tăng huyết áp không phải lúc nào cũng gặp và không tương xứng với mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp.
    - Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể các biến chứng do tăng huyết áp.
Mọi ý kiến tư vấn xin liên hệ với bác sỹ của bạn:

                   Bác sỹ chuyên khoa: Vũ Đình Cao Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang
                                            Số điện thoại liên hệ: 0986568627.
                                                  Xin chân thành cảm ơn.

Một số hình ảnh

 

 

 

 

 

 

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.