Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

20843685
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
8601
9601
20783297
227062

IP: 44.205.2.188

Đang có 8 khách và không thành viên đang online

Bệnh Quai bị và cách phòng chống

Nguyên nhân
Quai bị là bệnh lây truyền do virus rất dễ lây truyền và phát triển trong cộng đồng. Thường gặp nhiều vào mùa xuân, hè. Bệnh thường gặp ở trẻ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa tiêm phòng miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng ít gặp hơn.
Nguyên nhân mắc bệnh là do Virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những đường nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
Triệu chứng
Khi mới nhiễm bệnh Quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai ( Xuất hiện khoảng 1-2 ngày ).
Bệnh nhân bị sốt cao 39-40 độ trong 3-4 ngày, chảy nước bọt.
Một bên má ( Tuyến mang tai) bị sưng to, sau một vài ngày lan sang má bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
Biến chứng
Viêm não, viêm màng não
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Viêm buồng trứng
Vô sinh
Ngoài ra còn có các biến chứng khác như Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ...
Khi có các dấu hiệu bệnh nói trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm tránh để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Minh Anh ( St)

Bệnh viện đa khoa tổ chức chương trình tập huấn MERS CoV

Ngày 18.6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán điều trị, truyền thông phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (gọi tắt là MERS-CoV) cho cán bộ của các khoa phòng trong bệnh viện. Dự và chủ trì có BSCKII Vũ Hùng Vương - Phó Giám đốc bệnh viện.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới tính đến ngày 17.6, số ca mắc MERS-CoV là 1.313 ca, trong đó 460 trường hợp tử vong. Tình hình dịch bệnh MERS-CoV đang diễn biến phức tạp tại 26 Quốc gia, trong đó Hàn Quốc là nước có tỷ lệ mắc tử vong cao nhất, đa số các trường hợp lây nhiễm là lây chéo ở các Bệnh viện. Tại Việt Nam, đến thời điểm này chưa ghi nhận một trường hợp nào, nhưng mỗi ngày số người Việt Nam và Hàn Quốc nhập cảnh vào các Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài khá đông. Do đó, nguy cơ nhiễm vi rút MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam là rất cao nếu không có các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tốt và quyết liệt ngay từ đầu.
Tại buổi tập huấn các học viên đã được nghe triển khai kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 16 tháng 6 của UBND tỉnh về hoạt động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông tỉnh Hà Giang và KH số 230/KH-BVĐK của Bệnh viện, các giảng viên đã hướng dẫn quy trình giám sát và phòng chống dịch bệnh; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh MERS-CoV; Phân tuyến điều trị; Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng chống bệnh MERS-CoV; Cách lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm, sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống bệnh MERS-CoV...
Thông qua lớp tập huấn, giúp các học viên nâng cao kiến thức về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh MERS-CoV, góp phần đảm bảo an toàn, kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra tại địa phương.

Tài liệu: Tải về 

                                                                                                        Gia Linh

Điều trị thuốc thải sắt tại bệnh viện đa khoa tỉnh HG

Nhắc đến căn bệnh thiếu máu huyết tán ,Thalasemia là nhớ đến ngay những "đứa trẻ" không bao giờ "được lớn", với các triệu chứng thiếu máu mạn tính, suy dinh dưỡng, đặc biệt các triệu chứng của quá tải sắt hay nhiễm độc sắt mạn tính làm da khô, xạm đen, tổn thương các cơ quan như suy tuyến yên làm chậm phát triển thể chất, suy tuyến sinh dục làm dậy thì muộn, suy tim , xơ gan, suy gan, loãng xương....Trước các biến chứng nguy hiểm trên, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân không may mắn, ngay từ khi mới thành lập, khoa Huyết Học Lâm Sàng Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hà Giang đã tiến hành điều trị dùng thuốc thải sắt cho các bệnh nhân trong khoa khi mức Feritin máu > 1000 ng/ml. Qua 6 tháng thực hiện đã có khoảng 30% tổng số bệnh nhân được dùng thuốc thải sắt đường uống, 5 bệnh nhân được áp dụng biện pháp truyền thuốc đường tĩnh mạch theo đợt 3 đến 5 ngày. Sau đợt điều trị kết hợp truyền máu và thải sắt tình trạng lâm sàng của người bệnh được cải thiện nhiều: Bệnh nhân da đỡ xanh xạm, ăn uống tốt, không hoa mắt chóng mặt, đặc biệt chưa có bệnh nhân nào suy gan do quá tải sắt. Về mặt xét nghiệm lượng Feritin trong máu giảm khoảng 30%- 50% so với mức ban đầu. Tuy nhiên do đây là căn bệnh mạn tính, điều trị lâu dài, điều kiện kinh tế của bệnh nhân và gia đình ngày càng suy kiệt nên cần lắm sự sẻ chia, góp sức của cộng đồng, các tổ chức xã hội để có them nhiều người bệnh được truyền máu và dùng thuốc thải sắt hơn, để các em có thể học tập, lao động và làm việc như những bạn bè cùng trang lứa.

Bỏng mắt và cách sơ cứu

Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: Bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất...
Trong nhiều trường hợp, người bị nạn không được sơ cứu kịp thời dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt hoặc hỏng mắt...Vì vậy, sơ cứu ngay khi bỏng mắt là việc làm rất cần thiết để đề phòng những biến chứng cho mắt sau này.
Vừa qua, khoa Mắt Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân bị bỏng giác mạc trong quá trình sinh hoạt, lao động. Bệnh nhân Hoàng Văn T ở Vô Điếm- Bắc Quang, trong quá trình nhóm bếp củi nấu ăn, do sơ ý đã làm nổ bật lửa ga gây bỏng giác mạc, Bệnh nhân Phúc Văn K địa chỉ Kim Thạch- Vị xuyên trong quá trình hàn xì do không có kính bảo hộ lao động cũng bị bỏng giác mạc...Sau khi được sơ cứu và điều trị tích cực, thị lực của các bệnh nhân đã ổn định.
Các tai nạn Mắt thường gặp:
- Bỏng Mắt trong quá trình chế biến thức ăn do bị dầu, mỡ bắn vào mắt gây bỏng giác mạc
- Do sử dụng bếp gas không đúng cách, dung bếp quá cũ có thể gây cháy nổ...
- Do xà phòng, các chất tẩy rửa khi đang tắm hoặc khi cọ vệ sinh bắn vào mắt
- Bỏng vôi hoặc xi măng
- Sơ xuất khi làm thí nghiệm hóa học
- Không đeo kính bảo hộ khi hàn, xì
Cách sơ cứu khi bị bỏng mắt
- Bỏng do hóa chất, dầu mỡ: Việc đầu tiên cần làm là rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý Nacl0.9% vì hóa chất ở lâu trong mắt sẽ gây tổn thương cho mắt.Nếu không có dung dịch Nacl 0.9% có thể dùng nước máy thong thường hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mắt ít nhất trong 10 phút. Người bệnh cần cố gắng mở to mắt khi rửa để hóa chất được đẩy ra ngoài. Nếu bỏng nặng cần tiếp tục rửa cho đến khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
- Bỏng do nhiệt, hàn điện: Người nhà cần băng mắt người bị nạn rồi chuyển ngay đến đến chuyên khoa Mắt gần nhất để xử trí. Đối với trường hợp này, do tính chất đặc biệt người nhà tuyệt đối không tự ý sơ cứu theo chủ quan của mình.
                                                                       Minh Anh ST

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.