Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

20978721
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
4458
11030
20890318
164398

IP: 18.217.194.39

Đang có 78 khách và không thành viên đang online

Các bệnh về Mắt tăng cao vào mùa hè

Mùa hè đến, thời tiết nóng nực, độ ẩm cao...là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh phát triển, trong đó có các bệnh về mắt.
Chỉ tính từ 1/4- 25/4 số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Mắt- Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng bệnh nhân đến khám và kê đơn 240 lượt bệnh nhân, lượng bệnh nhân điều trị nội trú trong khoa có những ngày cao điểm lên đến trên 20 bệnh nhân.
Các bệnh hay gặp là Viêm kết giác mạc, viêm tắc lệ đạo, dị vật, đục thủy tinh thể...Bệnh cũng hay tập trung ở các đối tượng là người già và trẻ em, có nhiều trường hợp do sự chủ quan của gia đình để người bệnh ở nhà tự điều trị qúa lâu dẫn đến bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài.
Để phòng các bệnh về mắt nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- bảo vệ mắt mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng, nhất là vào thời điểm buổi trưa, mặc áo chống nắng, đeo kính râm chống tia UV khi ra đường; Không bơi lội những nơi nước nhiễm bẩn, tù đọng không đảm bảo vệ sinh.
- Khi có các biểu hiện như nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, cộm rát mắt như có sạn trong mắt nên đến khám tại chuyên khoa Mắt để có hướng điều trị kịp thời đồng thời bổ xung các thành phần có lợi cho Mắt có trong thức ăn như rau xanh, trái cây, gan động vật, gấc, các loại hạt...trong chế độ ăn hàng ngày.

Các bệnh Tai Mũi Họng thường gặp vào mùa hè

Mùa nắng đã đến, khí hậu nóng, môi trường có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển. Thời tiết nóng bức, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào phóng điều hòa, nhiệt độ trong phòng ngủ để quá thấp, thói quen uống nước qúa lạnh, đi bơi ở hồ bơi công cộng... đã góp phần làm cho các bệnh tai mũi họng phát sinh.

Xem tiếp...

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

   Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất hiên sau một đợt viêm mũi họng. Bệnh có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác về tai như viêm tai giữa thanh dịch; Viêm tai giữa mạn và viêm tai giữa mủ; viêm tai giữa biến chứng.
   Nguyên nhân viêm tai giữa cấp ở trẻ thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do các khối choán chỗ tại vùng vòm họng ( VA trẻ em )
   Biểu hiện của Viêm tai giữa có các biểu hiện đặc trưng: Chảy mủ tai và đau nên trẻ hay quấy khóc, đưa tay dụi , chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao, khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau chói, trẻ nhỏ khóc thét, trẻ lớn kêu đau đầu, nghe kém, kết quả nội soi tai có hình ảnh màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng.
   Khi trẻ có các dấu hiệu như trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị, đặc biệt những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của Viêm tai giữa cần đưa trẻ vào viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tai để điều trị sớm và triệt để sẽ tránh biến chứng viêm tai xương chũm là biến chứng rất nguy hiểm thường gặp sau Viêm tai giữa 1-2 tuần.
   Phòng bệnh: Với trẻ đang tuổi bú mẹ, tích cực cho trẻ bú mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi tắm cho trẻ không được để nước vào tai giữa, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ   phòng bị viêm hô hấp trên, Amydan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được Bác sỹ thăm khám và chỉ định điều trị, theo dõi chặt trẽ ./.
                      Thùy Ninh (Phòng Điều Dưỡng )st

Viêm xoang ở trẻ em những điều cần biết

    Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm được hô hấp trên, Đây là một bệnh phổ biến, hay gặp khi thay đổi thời tiết, giao mùa, sức đề kháng giảm và liên quan đến độ ẩm không khí, sự ô nhiễm của môi trường.
    Viêm xoang trẻ em khác với người lớn vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ 4 của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng.
    Tế bào sàng phát triển và xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời , nhưng các xoang khác dần dần được tạo thành. Xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7-8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện khi trẻ 20 tuổi.
    Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.
Nguyên nhân gây viêm xoang
     Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng.
Khi trẻ bị cảm hay dị ứng, mũi trở nên sưng và khiến cho có nhiều nước nhầy hơn, hệ thống dẫn lưu cho các xoang có thể bị cản trở và nước nhầy có thể bị kẹt lại ở các xoang. Vi khuẩn, virus và nấm có thể phát triển ở đó và dẫn tới viêm.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang
     Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau
Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày và có các triệu chứng như cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như Viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do vậy hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
     Ở trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, các triệu chứng thường thấy của Viêm xoang là ho khan vào ban ngày mà không có tiến triển gì sau 7 ngày đầu có các triệu chứng cảm, sốt, nghẹt tắc mũi nặng hơn, đau răng, đau tai hay dễ bị đau ở vùng mặt. Đôi khi có thể nhức đầu và đau phía sau mắt.
Phòng bệnh
     Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, tránh để trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ( Lông thú, phấn hoa, bụi...), tránh khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm đồng thờ khi trẻ có dấu hiệu của bệnh nên đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở Y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.
            Thùy Ninh ( Phòng điều dưỡng-BVĐK tỉnh)
                              Biên soạn

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.