Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

20843681
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
8597
9601
20783297
227062

IP: 35.175.200.199

Đang có 11 khách và không thành viên đang online

ĐIỀU TRỊ CÚM A Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HIỆU QUẢ

     Cúm A ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách. Điều trị cúm A ở trẻ như thế nào và cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị cúm là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.

Cúm A ở trẻ là bệnh gì?

     Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên. Những chủng virus này rất dễ lây lan nên dễ phát sinh thành dịch bệnh.

Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của các con còn non yếu nên ba mẹ cần bảo vệ bé trước nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Biểu hiện bệnh cúm A ở trẻ

Khi bị cúm A, trẻ thường có các triệu chứng như: sốt cao (thường phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi), nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… Một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ nhiều lần, háo nước.

Cúm A khiến bé mệt mỏi, có thể bỏ bú, bỏ ăn

Trường hợp bị cúm A nghiêm trọng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, gan bàn chân lạnh… Một số trường hợp bé có thể bị sốt cao kèm theo co giật.

Nếu trẻ sốt cao mà không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, chóng mặt, đi lại khó khă

Cúm A ở trẻ có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ là bệnh nguy hiểm. Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng trẻ, cúm A sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp bé chỉ có biểu hiện như cúm thông thường nên ba mẹ chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bé mắc cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí có trường hợp tử vong.

Ngoài ra, cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim… Những biến chứng này đều nguy hiểm nên cần được phát hiện và can thiệp sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Phương pháp điều trị cúm A ở trẻ

Khi trẻ bị cúm A, ba mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp điều trị cúm A ở trẻ.:

                                  Khi trẻ bị sốt cao, ba mẹ hãy hạ sốt cho trẻ

Chăm sóc trẻ

Ngoài cách ly và điều trị bằng thuốc cho bé, ba mẹ cần chăm sóc bé thật tốt trong thời gian bé bị bệnh.

Hạ sốt: Khi bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ hãy cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Nếu bé tiếp tục sốt thì cho uống hạ sốt cách 4 – 6 giờ mỗi lần, ngày không quá 4 lần.Trị ho: Nếu trẻ có biểu hiện ho, hãy cho bé uống thuốc ho bằng siro thảo dược hoặc các cách dân gian như uống nước ấm, hấp quất, lá hẹ…

Nếu bé bị ngạt mũi nhiều thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc hút mũi để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men tiêu hóa, men sống, tăng cường điện giải, uống nhiều nước để bù nước, tránh mất nước.

Cách ly với người khác

Khi trẻ bị cúm A, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là hãy cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho người khác. Bé có thể được cách ly tại khu vực cách ly của bệnh viện/ cơ sở y tế hoặc cách ly tại nhà nếu đang được điều trị tại nhà.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc được sử dụng là loại thuốc kháng virus, giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của virus cúm A để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

Việc sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ giúp làm giảm nguy cơ bị viêm tai giữa và hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Đặc biệt, chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A ở trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Khi trẻ bị cúm A, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bé nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.

Khi cho bé ăn, ba mẹ cần lưu ý:

Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp.

Thức ăn của bé cần được nấu chín kỹ và ăn khi còn ấm.

Khi bị cúm bé thường chán ăn, vì thế hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày.

Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như tinh bột, đạm, vitamin…

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao đề kháng nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

                Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đưa bé đi khám

          Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu con có các biểu hiện sau:

Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Co giật.

Trẻ mệt mỏi li bì, khó đánh thức.

Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân và tDanh mục thuốc, Vật tư y tếay lạnh.

Trẻ khó thở, thở nhanh.

Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ

     Phòng ngừa cúm A từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Ba mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này:

Cho bé tiêm vắc xin cúm đầy đủ mỗi năm vì vắc xin là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho bé đưa tay lên mũi, miệng.

Hạn chế cho bé đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của bé.

Cho bé ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Khi bé có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho bé đi khám, không nên chủ quan để bé tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho bé.

 

                                                 Mẹ chăm sóc bé tại Bệnh viện

    Vì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, ba mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt mỗi ngày, quan tâm đến những biểu hiện bất thường của con để đưa ra phương án xử trí sớm và hiệu quả nhất.

Khoa điều trị tự nguyện - BVĐKHG

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.