Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21103893
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
4819
6357
21004772
226294

IP: 18.216.34.146

Đang có 17 khách và không thành viên đang online

Một Số Khuyến Cáo Của Hiệp Hội Gây Mê Hoa Kỳ
Hiệp Hội Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo về thời gian nhịn ăn uống trước khi gây mê, gây tê hay tiền mê; một số khuyến cáo về sử dụng thuốc cụ thể như sau:
1. Thời gian nhịn ăn, uống tối thiểu
+ Chất lỏng sạch: 2h
+ Sữa mẹ: 4h
+ Sữa cho trẻ em: 6h
+ Sữa động vật: 6h
+ Ăn nhẹ: 6h
- Khuyến cáo này áp dụng cho những bệnh nhân khỏe mạnh, mổ phiên.
- Khuyến cáo này không áp dụng cho phụ nữ sinh nở.
- Khuyến cáo này không đảm bảo dạ dày không còn dịch vị.
- Khuyến cáo này áp dụng cho các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi
Ví dụ về chất lỏng sạch là nước lọc, nước chè, cà phê đen, nước hoa quả không có gaz, nước carbonate. Vì sữa động vật có thời gian tiêu giống như thức ăn rắn nên cần phải cân nhắc số lượng uống khi áp dụng khuyến cáo nhịn ăn trước gây mê. Bữa ăn nhẹ điển hình bao gồm bánh mì và chất lỏng sạch. Những dồ ăn chiên xào hay có chất béo có thể kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày nên cần có thời gian nhịn dài hơn (ví dụ 8h hoặc hơn ). Lượng và loại thức ăn cần cân nhắc để đưa ra hướng dẫn nhịn đói cụ thể
2. Khuyến cáo về thuốc
2.1 Thuốc kích thích nhu động ruột
- Metoclopramide: không dùng một cách hệ thống
2.2 Thuốc ức chế tiết dịch dạ dày (Gastric Acid Secretion Blockers)
- Cimetidine: Không dùng một cách hệ thống
- Famotidine: Không dùng một cách hệ thống
- Ranitidine: Không dùng một cách hệ thống
- Omeprazole: Không dùng một cách hệ thống
- Lansoprazole :Không dùng một cách hệ thống
2.3 Thuốc kháng acid (bảo vệ niêm mạc dạ dày - Antacids)
- Sodium citrate: Không dùng một cách hệ thống
- Sodium bicarbonate: Không dùng một cách hệ thống
- Magnesium trisilicate: Không dùng một cách hệ thống
2.4 Thuốc chống nôn ói (Antiemetics)
- Droperidol: Không dùng một cách hệ thống
- Ondansetron: Không dùng một cách hệ thống
2.5 Kháng phó giao cảm (Anticholinergics)
- Atropine: Không còn sử dụng
- Scopolamine: Không còn sử dụng
- Glycopyrrolate: Không còn sử dụng
Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể về ăn uống trước mổ thực hành phổ biến ở các bệnh viện nước ta:
- Trẻ < 1 tuổi: Không ăn thức ăn đặc sau nửa đêm kể cả sữa hay sữa mẹ. Nước lọc vẫn được phép dùng sau nửa đêm cho đến 4 tiếng trước mổ.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Không ăn thức ăn đặc sau nửa đêm bao gồm cả sữa. Nước lọc vẫn được phép dùng sau nửa đêm cho đến 4 tiếng trước mổ.
- Trẻ từ 2-12 tuổi: Không ăn thức ăn đặc hay loãng. Nếu trẻ được lên chương trình phẫu thuật vào buổi chiều thì nước lọc có thể uống sau nửa đêm tới 7 giờ sáng của ngày đi mổ.
- Trẻ > 12 tuổi và người lớn:
Mổ chương trình trước 12 giờ: Không ăn những thức ăn đặc hay loãng sau nửa đêm kể cả nhai kẹo cao su hay ăn các loại kẹo khác. Nếu uống thuốc thì phải uống với 1 ngụm nhỏ nước. Những thuốc không thật sự cần thiết phải được uống sau mổ.
Mổ chương trình sau 12 giờ: Không ăn những thức ăn đặc kể cả nước cam, sữa, kem... sau nửa đêm. Nước lọc, nước táo, nước chanh cà phê không sữa có thể uống sau nửa đêm tới 7 giờ sáng của ngày đi mổ. Nếu uống thuốc thì phải uống với 1 ngụm nhỏ nước.
Những thuốc không thật sự cần thiết phải được uống sau mổ. Bệnh nhân có thể được cho thêm thuốc kháng acid trước mổ để giảm độ acid của dịch dạ dày và làm trống dạ dày trước mổ. Và chúng ta nên nhớ rằng gây mê an toàn nhất là khi dạ dày trống.
BSCKI. Đỗ Văn Tuyến
Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.