Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21065234
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
3207
4762
20931127
164398

IP: 3.128.198.21

Đang có 10 khách và không thành viên đang online

Hình ảnh “vàng” trong chẩn đoán và điều trị – Hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang


     Chẩn đoán Hình ảnh là khâu đóng vai trò vô cùng quan trọng với y học hiện đại. Chất lượng hình ảnh thu được càng rõ nét, các bác sỹ càng đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã đưa vào sử dụng Hệ thống Cộng hưởng từ 1.5 Tesla với các ưu điểm vượt trội, đây là máy cộng hưởng từ hiện đại và được xem là bước tiến mang tính đột phá trong khâu chẩn đoán hình ảnh:
1, Sử dụng nguyên lý từ trường, an toàn tuyệt đối vấn đề tia xạ cho người bệnh.
2, Khảo sát hệ thống mạch máu và các khối u; khảo sát động mạch não, động mạch cảnh,… giúp hạn chế nguy cơ, rủi ro cho người bệnh
3, Khảo sát chính xác các tổn thương
4, Tái tạo mạch máu 3 chiều, có thể chụp tái tạo và xử lý các xảo nhiễu chuyển động của bệnh nhân

Bệnh viện Đa khoa tình Hà Giang đầu tư đúng hướng, chuyên nghiệp về chạy thận nhân tạo chất lượng cao cho người bệnh Bệnh suy thận mạn tính

     Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10% dân số thế giới đang phải đối mặt với các bệnh lí về thận và mỗi năm, bệnh lý này cướp đi mạng sống của 5 - 10 triệu người trên toàn thế giới.

                                                Bác sỹ theo dõi NB chạy thận nhân tạo

     Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm.

     Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, hiện có 60 người bệnh bị suy thận mạn tính phải chạy thận chu kỳ thường xuyên tại bệnh viện. Để đảm bảo an toàn người bệnh, kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh phải lọc máu. Bệnh viện áp dụng các quy trình, kỹ thuật, phương pháp lọc máu tiển tiến hiện đại, song hành với đầu tư trang thiết bị Bệnh viện cử bác sỹ, điều dưỡng học chuyên ngành về chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhân sự tại đơn vị này có 01 bác sỹ chuyên khoa I, 06 điều dưỡng đã được đào tạo chuyên sâu về chạy thận nhân tạo. Cơ sở hạ tầng tại khu chạy thận nhân tạo năm 2022 Bệnh viện đã sửa chữa khang trang, sạch sẽ, đáp ứng lưu lượng trung bình 30 người bệnh chạy thận nhân tạo/ngày.

                                                 Điều dưỡng vận hành máy

     Bệnh viện hiện có 01 máy HDF online. HDF Online là phương pháp lọc máu hiệu quả gần giống thận tự nhiên nhất do khác phục được một số nhược điểm mà lọc máu thông thường mắc phải. Đầu tiên, HDF Online giúp thanh lọc một lượng lớn chất hòa tan trọng lượng phân tử nhỏ và lớn do kết hợp cơ chế khuếch tán và đối lưu. Hai là, cơ chế đối lưu giúp ổn định huyết động, từ đó làm giảm hạ huyết áp trong lọc máu thậm chí ở người bệnh có nguy cơ tim mạch cao. Cuối cùng sử dụng màng lọc tổng hợp có tính thẩm thấu cao trong HDF Online là trường hợp sinh học nhất  (máy có khả năng đảo thải những chất độc có trọng lượng phân tử trung bình, giảm các biến chứng và triệu chứng trong lúc lọc máu, giảm quá trình viêm nhiễm và stress oxi hóa, ổn định tốt hơn tình trạng huyết động cho người bệnh trong quá trình lọc máu mà những máy thế hệ cũ không làm được). bệnh viện có 15 máy chạy thận nhân tạo FESEENIUS 4008S, GAMBRO của Đức, hệ thống lọc nước R0 2 lần (R0 1- R0 2), đảm bảo nước lọc tinh khiết nhất trước khi chạy thận cho người bệnh.

     Mục tiêu của Bệnh viện là đảm bảo an toàn tối đa nhất cho người bệnh suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện.

                                                                      Hệ lọc R0 1

                                                                    Hệ lọc R0 2

                                                    Máy GAMBRO đang vận hành 

                                                        Máy HDF online

Đức Cường - Phòng Điều Dưỡng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang

ĐIỀU TRỊ CÚM A Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HIỆU QUẢ

     Cúm A ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách. Điều trị cúm A ở trẻ như thế nào và cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị cúm là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.

Cúm A ở trẻ là bệnh gì?

     Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên. Những chủng virus này rất dễ lây lan nên dễ phát sinh thành dịch bệnh.

Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của các con còn non yếu nên ba mẹ cần bảo vệ bé trước nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Biểu hiện bệnh cúm A ở trẻ

Khi bị cúm A, trẻ thường có các triệu chứng như: sốt cao (thường phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi), nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… Một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ nhiều lần, háo nước.

Cúm A khiến bé mệt mỏi, có thể bỏ bú, bỏ ăn

Trường hợp bị cúm A nghiêm trọng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, gan bàn chân lạnh… Một số trường hợp bé có thể bị sốt cao kèm theo co giật.

Nếu trẻ sốt cao mà không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, chóng mặt, đi lại khó khă

Cúm A ở trẻ có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ là bệnh nguy hiểm. Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng trẻ, cúm A sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp bé chỉ có biểu hiện như cúm thông thường nên ba mẹ chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bé mắc cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí có trường hợp tử vong.

Ngoài ra, cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim… Những biến chứng này đều nguy hiểm nên cần được phát hiện và can thiệp sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Phương pháp điều trị cúm A ở trẻ

Khi trẻ bị cúm A, ba mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp điều trị cúm A ở trẻ.:

                                  Khi trẻ bị sốt cao, ba mẹ hãy hạ sốt cho trẻ

Chăm sóc trẻ

Ngoài cách ly và điều trị bằng thuốc cho bé, ba mẹ cần chăm sóc bé thật tốt trong thời gian bé bị bệnh.

Hạ sốt: Khi bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ hãy cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Nếu bé tiếp tục sốt thì cho uống hạ sốt cách 4 – 6 giờ mỗi lần, ngày không quá 4 lần.Trị ho: Nếu trẻ có biểu hiện ho, hãy cho bé uống thuốc ho bằng siro thảo dược hoặc các cách dân gian như uống nước ấm, hấp quất, lá hẹ…

Nếu bé bị ngạt mũi nhiều thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc hút mũi để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men tiêu hóa, men sống, tăng cường điện giải, uống nhiều nước để bù nước, tránh mất nước.

Cách ly với người khác

Khi trẻ bị cúm A, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là hãy cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho người khác. Bé có thể được cách ly tại khu vực cách ly của bệnh viện/ cơ sở y tế hoặc cách ly tại nhà nếu đang được điều trị tại nhà.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc được sử dụng là loại thuốc kháng virus, giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của virus cúm A để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

Việc sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ giúp làm giảm nguy cơ bị viêm tai giữa và hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Đặc biệt, chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A ở trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Khi trẻ bị cúm A, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bé nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.

Khi cho bé ăn, ba mẹ cần lưu ý:

Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp.

Thức ăn của bé cần được nấu chín kỹ và ăn khi còn ấm.

Khi bị cúm bé thường chán ăn, vì thế hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày.

Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như tinh bột, đạm, vitamin…

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao đề kháng nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

                Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đưa bé đi khám

          Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu con có các biểu hiện sau:

Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Co giật.

Trẻ mệt mỏi li bì, khó đánh thức.

Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân và tDanh mục thuốc, Vật tư y tếay lạnh.

Trẻ khó thở, thở nhanh.

Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ

     Phòng ngừa cúm A từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Ba mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này:

Cho bé tiêm vắc xin cúm đầy đủ mỗi năm vì vắc xin là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho bé đưa tay lên mũi, miệng.

Hạn chế cho bé đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của bé.

Cho bé ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Khi bé có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho bé đi khám, không nên chủ quan để bé tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho bé.

 

                                                 Mẹ chăm sóc bé tại Bệnh viện

    Vì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, ba mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt mỗi ngày, quan tâm đến những biểu hiện bất thường của con để đưa ra phương án xử trí sớm và hiệu quả nhất.

Khoa điều trị tự nguyện - BVĐKHG

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TRẦM CẢM

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TRẦM CẢM


I. Tổng quan về bệnh trầm cảm

1. Đại cương về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi...

2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm

 - Cảm xúc bị ức chế : Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát.

- Tư duy bị ức chế: Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị đứt quãng , bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát.

+ Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào , đôi khi không nói hoàn toàn ngồi một chỗ, có khi rên rỉ, khóc lóc.

+ Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhất là bệnh nhân để diễn biến lâu ngày, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi bệnh nhân thật sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát.

 - Hoạt động bị ức chế: Bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, uể oải.

 - Rối loạn tâm thần khác :

+ Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong trường hợp bệnh lâu ngày không điều trị. Nội dung thường là bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh.

+ Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc tiếng than của đám ma.

+ Khả năng chú ý giảm sút do bị ức chế.

- Những rối loạn khác :

+ Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm, mạch chậm, giảm trương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hô hấp ...

+ Rối loạn tiêu hoá thường xuyên, chán ăn buồn nôn, lưỡi trắng, táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng... nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá.

+ Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt... dễ nhầm với các bệnh đường tiết niệu...

 + Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm; nam thường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tình dục...

II. Giáo dục sức khỏe bệnh trầm cảm.

1. Lúc nằm viện

1.1. Gia đình

- Thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh.

- Giải thích, động viên người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị.
          - Tạo không khí vui tươi, tránh sang chấn tâm lý người bệnh.

- Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo, xem ti vi, tham gia lao động liệu pháp và các hoạt động liệu pháp khác …để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.

- Thường xuyên gần gũi theo dõi bệnh nhân để phát hiện kịp thời những ý tưởng và hành vi tự sát nếu có.

- Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng như dao, kéo, dây, khăn dài quá cổ, các vật sắc nhọn…và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của bệnh nhân phòng ngừa dấu thuốc để thực hiện hành vi tự sát nếu có.

- Chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân nếu bệnh nhân không tự làm.

- Biết chế độ ăn uống cho bệnh nhân phải đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất và vitamin. Nếu bệnh nhân không ăn động viên khuyên giải cho bệnh nhân ăn và báo cáo Điều dưỡng hoặc Bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

1.2. Người bệnh

- Hướng dẫn bệnh nhân tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí.

- Giải thích, khuyên giải bệnh nhân loại bỏ ý nghĩ buồn phiền, chán nản cùng hòa đồng với mọi người xung quanh.

- Nên đi lại vận động, không nên ủ rũ buồn phiền ngồi một chỗ.

2. Lúc ra viện

2.1. Gia đình

- Thường xuyên động viên an ủi người bệnh.

- Giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

- Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang chấn tâm lý.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc nơi khô ráo, đề phòng người bệnh lấy thuốc để thực hiện hành vi tự sát.

- Khi dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa bệnh nhân đến khám ngay.

2.2. Bệnh nhân:

- Uống thuốc đều theo đơn.

- Tin tưởng vào sự điều trị của thầy thuốc.

- Không sử dụng các chất kích thích.

-----------------------------

Nguyễn Bá Giang - Hoàng Thị Lê

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.