Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21109344
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
1587
3615
21072287
226294

IP: 3.144.25.74

Đang có 21 khách và không thành viên đang online

Uốn Ván sơ sinh - Hậu quả của hủ tục sinh nở tại nhà

9h ngày 8.2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận một bệnh nhi sơ sinh 11 ngày tuổi đến viện trong tình trạng co giật, tím tái, sốt cao, bỏ bú từ bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên chuyển lên với chẩn đoán uốn ván rốn sơ sinh.

Bệnh nhân nhi có tên Cháng Thị Lan, con của cặp vợ chồng dân tộc Mông Cháng Seo Tú và Mua thị Xủa trú tại thôn Khuổi Vài, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.

Trước đó, vào ngày 29.1.2014, Ma Thị Xủa "khai hoa nở nhị". Vì là ngày cận tết, cộng với phong tục tập quán lạc hậu sinh nở tại nhà truyền đời của một bản làng người Mông nằm cách trung tâm huyện ngót 40km đường rừng nên cuộc sinh nở đã được phó thác vào bàn tay người mẹ chồng đã có kinh nghiệm đỡ 5 đứa cháu ruột. Cháng Seo Tú tâm sự: "Lúc đó gia đình đang làm cơm tết, vợ đau bụng đẻ, vội quá, chả có kéo, mẹ lấy ngay con dao dùng chặt thịt, thái rau hàng ngày của gia đình không qua rửa hay hơ lửa gì để mang ra cắt rốn. Vợ phải làm việc nương rẫy đến tận ngày đẻ, lại đẻ đứa thứ hai, nên đẻ dễ và nhanh. Vì vậy chẳng ai nghĩ đến việc đưa đi bệnh viện hay trạm y tế khám cả. Ngay cả từ khi mang thai cho đến lúc đẻ cả nhà cũng không báo cho cán bộ y tế biết. Thế nên tiêm phòng uốn ván gì đó vợ nó cũng chốn không tiêm". 

Là thôn nằm cách trạm y tế hơn 10 km, cách trung tâm huyện hơn 30 cây số, 100% người dân sinh sống trong thôn là dân tộc Mông, số lượng hộ đói nghèo chiếm phần đa, kèm theo đó là giao thông đi lại khó khăn nên các hủ tục lạc hậu trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn tồn tại ở Khuổi Vài và một số thôn vùng cao khác của xã Bạch Ngọc. Ma Thị Xủa cũng cho biết trong gia tộc anh em ruột nhà Cháng Seo Tú có bao nhiêu cháu chắt cũng đều do một tay mẹ Cháng Seo Tú đỡ. Chỉ đỡ theo kinh nghiệm truyền đời chứ không qua lớp tập huấn hay đào tạo y tế nào.

 

Y sỹ Đinh Thị Thu Hiên, Phó Trưởng phòng khám Đa khoa xã Bạch Ngọc cho biết: Bạch Ngọc là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Vị Xuyên, với 3.941 nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm tới 35%, chủ yếu sinh sống tại 5/9 thôn bản khó khăn nhất cả xã, có thôn cách trung tâm xã từ 7 đến gần 20 cây số. Những hủ tục trong chăm sóc sức khỏe, KHHGĐ đều còn tồn tại đa phần ở cộng đồng dân tộc Mông trong xã. Riêng năm 2013, toàn xã có 11/80 trường hợp trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên thì đa phần nằm ở các cặp vợ chồng người Mông. Những năm gần đây, cơ sở y tế và chính quyền xã cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng kết quả vẫn chưa cao.

Tập quán cướp vợ, kéo vợ, lấy vợ sinh con rồi mới đi cưới hỏi vẫn tồn tại ở cộng đồng người Mông tại Bạch Ngọc. Trường hợp kết hôn giữa hai vợ chồng Cháng Seo Tú và Mua thị Xủa cũng là một ví dụ điển hình. Tuy chỉ sinh năm 1993, nhưng Xủa đã có 2 con, ngoài Cháng Thị Lan đang điều trị uốn ván sơ sinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, Xủa còn một đứa lớn 17 tháng tuổi để ở nhà cho ông bà nội chăm sóc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này việc đăng ký kết hôn, nhập hộ khẩu về thôn của Mua Thị Xủa vẫn chưa được gia đình khai báo với chính quyền thôn.

Y sỹ Hiên cũng cho biết thêm: Đa phần người Mông ở các rẻo cao, xa trung tâm, nên việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống dẫn đến tình trạng người dân không khai báo nhân khẩu, "cưới chui" dẫn đến "ở chui" và "đẻ chui" diễn ra khá phổ biến, khó kiểm soát. Sự sinh nở của phụ nữ đều do chính những người thân trong gia đình như bố mẹ, chồng đỡ đẻ.

Sau 6 ngày điều trị tích cực tại Buồng sơ sinh, Khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh, các cơn co giật của bệnh nhi Cháng Thị Lan có giảm, nhưng các bác sỹ cho biết cháu vẫn đang ở trong tình trạng nguy kịch, cần theo dõi và có chế độ chăm sóc đặc biệt 24/24h.

Nhìn đứa con gái kháu khỉnh liên tục chịu từng cơn co giật trong chiếc lồng ấp, Cháng Seo Tú mới thấm thía: "Chuyện sinh nở đàn ông ở bản ai cũng bảo là chuyện phụ nữ, không quan tâm. Nhưng giờ thì mình thấy cần về tuyên truyền cho đàn ông trong thôn rồi. Nếu biết trước sự nguy hiểm như thế này thì ngay từ khi mang thai cho đến lúc sinh nở mình đều cho vợ nghe theo lời cán bộ Y tế thì không mất nhiều tiền, nhiều lo lắng như thế này"./.

                                                                  Nguồn: Trung tâm TT-GDSK tỉnh

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.