Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21061763
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
4498
5375
20931127
164398

IP: 3.139.104.214

Đang có 4 khách và không thành viên đang online

Viêm xoang ở trẻ em những điều cần biết

    Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm được hô hấp trên, Đây là một bệnh phổ biến, hay gặp khi thay đổi thời tiết, giao mùa, sức đề kháng giảm và liên quan đến độ ẩm không khí, sự ô nhiễm của môi trường.
    Viêm xoang trẻ em khác với người lớn vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ 4 của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng.
    Tế bào sàng phát triển và xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời , nhưng các xoang khác dần dần được tạo thành. Xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7-8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện khi trẻ 20 tuổi.
    Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.
Nguyên nhân gây viêm xoang
     Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng.
Khi trẻ bị cảm hay dị ứng, mũi trở nên sưng và khiến cho có nhiều nước nhầy hơn, hệ thống dẫn lưu cho các xoang có thể bị cản trở và nước nhầy có thể bị kẹt lại ở các xoang. Vi khuẩn, virus và nấm có thể phát triển ở đó và dẫn tới viêm.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang
     Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau
Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày và có các triệu chứng như cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như Viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do vậy hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
     Ở trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, các triệu chứng thường thấy của Viêm xoang là ho khan vào ban ngày mà không có tiến triển gì sau 7 ngày đầu có các triệu chứng cảm, sốt, nghẹt tắc mũi nặng hơn, đau răng, đau tai hay dễ bị đau ở vùng mặt. Đôi khi có thể nhức đầu và đau phía sau mắt.
Phòng bệnh
     Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, tránh để trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ( Lông thú, phấn hoa, bụi...), tránh khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm đồng thờ khi trẻ có dấu hiệu của bệnh nên đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở Y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.
            Thùy Ninh ( Phòng điều dưỡng-BVĐK tỉnh)
                              Biên soạn

Bệnh chắp và lẹo

   Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt, hai bệnh này khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi và phù nề làm bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt.
   Phân biệt bệnh chắp, lẹo
Chắp
   Là do sưng dạng hạt u mạn tính của tuyến Mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu, chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Triệu chứng: Sưng, đau,đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn là khối tròn không đau,lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.
   Điều trị: Điều trị chắp có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng Corticoid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng ( Theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa ) hoặc kết hợp cả 2 phương pháp
Lẹo
   Là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến Zeis hay Moll ( Lẹo phía ngoài) hoặc của các tuyến Meibomius ( Lẹo trong mi mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên.
   Triệu chứng: Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt, mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau abces vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, abces hiện ra ổ, hay tái phát.
   Điều trị: Dùng kháng sinh toàn thân tiêu mủ thời kỳ đầu, chườm nóng, rạch mủ và dùng thuốc nhỏ mắt. Người bệnh nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa Mắt.
Khi bị Chắp và Lẹo nên:
  - Không trang điểm mắt cho đến khi khỏi bệnh
  - Tuyệt đối không nặn hoặc ép lẹo, chắp mà để chúng tự vỡ.
  - Sử dụng thuốc tra mắt theo đúng chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa,trước khi tra thuốc phải rửa tay sạch sẽ.
  - Không dụi, chà mắt vì có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan
  - Đeo kính để tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm
  - Tránh dùng chung khăn rửa mặt.

                                      Minh Anh ( St)

 

Dị vật sống đường thở và cách phòng bệnh

      Dị vật sống đường thở là một trong những tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân do phong tục, tập quán lạc hậu, do chủ quan, cẩu thả trong sinh hoạt và ăn uống, vệ sinh. Một số nơi có thói quen uống nước lã từ khe núi, nước máng lần, nước sông, suối hoặc trong quá trình tắm suối bị dị vật sống xâm nhập vào đường thở.
Người bệnh bị dị vật sống xâm nhập đường thở bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
     Sáng ngày 18/8/2014, khoa Tai - Mũi -Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận bệnh nhi Lý Thị Hồng 10 tuổi trú tại thôn Lùng Vài, xã Phương Độ, Thành phố Hà Giang vào viện với tình trạng chảy máu mũi liên tục kéo dài, kết quả nội soi Tai Mũi Họng có hình ảnh niêm mạc mũi xung huyết, có đọng cục máu khô lẫn máu màu đỏ tươi đồng thời có hình ảnh dị vật sống đường thở.
     Theo lời kể của bệnh nhi và gia đình, cách đó 10 ngày trẻ thường xuyên tắm suối và uống nước lã tại khe núi gần nhà. Sau đó về thấy khó thở nhẹ không liên tục và chảy máu mũi kéo dài.
     Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Thanh Tâm cùng kíp thủ thuật đã thực hiện thủ thuật chuyên khoa soi gắp từ mũi phải bệnh nhi 01 con vắt dài 4cm. Hiện nay sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và sinh hoạt trở lại bình thường.
     Đây không phải là trường hợp dị vật sống đường thở đầu tiên đến điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, tuy nhiên thông qua các trường hợp như bệnh nhi nói trên các Bác sỹ, Điều dưỡng trong khoa cũng đã kết hợp giữa điều trị, chăm sóc và giáo dục sức khỏe đến người bệnh và gia đình người bệnh từ bỏ những thói quen không tốt, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.... và đặc biệt Bố mẹ cần tạo môi trường sống an toàn cho trẻ, cần giám sát, quan tâm đến trẻ, không để trẻ chơi một mình trong những khu vực có các nguy cơ gây đuối nước, đến cơ sở y tế khám bệnh ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
                                  Minh Anh

Viêm kết mạc cấp ( bệnh đau mắt đỏ ) và cách phòng tránh

     Hàng năm, khi mùa hè đến tỷ lệ các bệnh do Virus tăng lên thì tỷ lệ Viêm kết mạc cấp hay còn gọi là Đau mắt đỏ cũng tăng lên. Đây là một bệnh dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch.
     Bệnh thường phát triển ở nước ta vào mùa hè. Trong những đợt dịch, bệnh đau mắt đỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của người bệnh và cộng đồng. Nếu không biết cách phòng bệnh lây lan và điều trị thích hợp thì thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài và kèm theo là những tổn thương trên giác mạc gây giảm thị lực.
Theo thống kê của Khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, chỉ tính từ ngày 18/8 đến ngày 21/8/2014 đã có 33 trường hợp bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám và kê đơn điều trị ngoại trú, 10 trường hợp điều trị nội trú do đến khám muộn đã xuất hiện biến chứng.
     Để phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh Viêm kết mạc cấp (Đau mắt đỏ) chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh:
     Dịch tễ học của bệnh
     Đường lây lan của bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay người bệnh với người chưa mắc bệnh...Thời gian ủ bệnh Viêm kết mạc có thể từ 1-2 tuần và thời gian người bệnh có thể lây cho người lành là từ 2 tuần trở lên.
Nguyên nhân gây bệnh
     Do Virus gây ra đặc biệt là Adeno Virus có thể tạo thành dịch hoặc do các nguyên nhân khác như dị ứng có thể gây ra những những hình thái Viêm kết mạc đặc biệt như Viêm kết mạc mùa xuân, Viêm kết mạc dị ứng quanh năm...
Các biểu hiện của Bệnh
- Sốt nhẹ 37-38 độ C
- Viêm đường hô hấp trên: Ngứa họng, ho, hắt hơi
- Sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai
- Mắt đỏ, cộm mắt như có cát trong mắt
- Chói mắt, chảy nước mắt
- Nhiều dử mắt, dính, khó mở mắt khi sang ngủ dậy
- Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết: Tùy theo mức độ có thể phù nề ít hoặc nhiều
     Đặc biệt, ở giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh không nhìn mờ hơn so với trước khi bị bệnh.
Cách phòng tránh mắc bệnh và lây bệnh
     Để phòng tránh bệnh Viêm kết mạc cấp nên tăng cường sức đề kháng bằng bổ xung Vitamin C có trong các loại hoa quả như Cam, Chanh, Bưởi...Hàng ngày có thể sử dụng Nước muối sinh lý (Nacl 0.9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.
Khi có dấu hiệu của bệnh người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán xác định, điều trị đúng và kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian như đắp lá, xông hơi nước lá trầu không vì dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt, bỏng mắt do sức nóng làm cho bệnh ngày một nặng lên và khó điều trị.
     Tại trường học, cơ quan, gia đình... người bệnh cần tránh tiếp xúc trực trực tiếp, gần gũi với người xung quanh và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, tiến hành cách ly người bệnh, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người. Sau khi chăm sóc cho người bệnh phải rửa tay bằng xà phòng, khi khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

                                          Thùy Ninh

TỰ TIN GIAO TIẾP VỚI HÀM RĂNG TRẮNG SẠCH

     Trong một xã hội không ngừng phát triển như hiện nay, giao tiếp tốt luôn là cửa ngõ dẫn đến các mối quan hệ và đem lại thành công cho chúng ta. Nụ cười trong khi giao tiếp sẽ để lại ấn tượng rất lớn với người đối diện, đặc biệt là trong các mối quan hệ mới.

     Hãy thử tưởng tượng, khi chúng ta cười, hiện ra trước mặt người đối diện là một hàm răng vàng ố hay lời nói của chúng ta phát ra đi kèm với những mùi hôi khó chịu từ trong miệng thì sẽ như thế nào? Vì vậy, một hàm răng đẹp, một nụ cười rạng rỡ sẽ giúp chúng ta tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống. Để làm được điều này thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và hàng ngày là rất quan trọng.
     Làm thế nào để có một hàm răng chắc khỏe, trắng sạch? Trước tiên, chúng ta phải biết tại sao răng chúng ta lại bị vàng ố và có mùi hôi? Miệng là cơ quan tiêu hóa đầu tiên của cơ thể, khi thức ăn được đưa vào trong miệng, hàm răng sẽ có chức năng chính là cắn, xé, nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa thức ăn vào dạ dày. Trong quá trình ăn nhai: các mẩu thức ăn thừa mắc vào các kẽ răng, đọng trên bề mặt răng rất nhiều, nếu chúng ta không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách thì đó đúng là một thảm họa. Mảng bám răng sẽ được hình thành và đó cũng là nơi vi khuẩn phát triển mạnh nhất dẫn đến hàng loạt những hệ lụy về sau như: Răng bị vàng ố, nhiều cao răng, hơi thở có mùi hôi, viêm lợi, tụt lợi, ê buốt răng....
     Chăm sóc răng miệng như nào cho đúng cách? Nhiều người rất chăm chỉ đánh răng hàng ngày, thậm chí đánh nhiều lần/ngày, dùng cả nước súc miệng nhưng răng vẫn không trắng, miệng vẫn hôi... Đó là do cách vệ sinh không đúng nên không đạt hiệu quả.

                          Đánh răng.
     Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày: Sau ăn sáng và tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất là đánh răng sau các bữa ăn khoảng 30 phút – 60 phút. Tại sao lại phải đánh sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút mà không được đánh ngay? Vì ngay sau ăn, trong các loại thức ăn chúng ta ăn có nhiều loại có tính ăn mòn (acid), nếu đánh răng ngay, sự cọ xát của bàn chải với bề mặt răng sẽ làm cho tốc độ mòn răng xảy ra nhanh hơn, dẫn đến hỏng răng. 30 – 60 phút là khoảng thời gian cần thiết để trung hòa các chất có tính ăn mòn trong miệng sau ăn.
Thời gian đánh cho mỗi lần từ 3 – 5 phút.

     Cách đánh: Theo thứ tự từ trong ra ngoài, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Việc thực hiện theo thứ tự sẽ giúp chúng ta không bị bỏ sót phần nào của bộ răng. Khi đánh phải xoay tròn bàn chải trên bề mặt răng (Tốt nhất là đặt nghiêng 1 góc 450 so với trục của thân răng để làm sạch được cả phần kẽ giữa các răng), việc đánh ngang hoặc đánh dọc bàn chải trên bề mặt răng theo thói quen sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của răng, làm mòn răng.

  

     Nhiều người có quan điểm bàn chải càng cứng, đánh càng mạnh thì răng càng sạch, điều này là sai hoàn toàn, việc chải nhẹ nhàng nhưng đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất để làm sạch mà không gây tổn thương cho răng.
     Chọn bàn chải lông mềm để sử dụng và thay bàn chải thường xuyên từ 3 tháng/lần, kể cả khi bàn chải chưa hỏng.
Nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluor để giúp răng chắc khỏe hơn

     Dùng thêm các dung dịch súc miệng để giúp răng sạch và miệng thơm hơn.

  

     Bàn chải kẽ, chải lưỡi, chỉ nha khoa... là các sản phẩm hỗ trợ khác mà nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng để làm sạch răng.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên đi lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần. Bởi vì, dù có vệ sinh răng miệng kỹ và sạch đến mấy thì hiệu quả cũng không thể đạt được 100%. Theo thời gian, cao răng được hình thành, tích tụ dần dần và phải sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt mới có thể làm sạch được chúng.
     Việc đi lấy cao răng định kỳ cũng đồng thời giúp chúng ta kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, các nha sĩ sẽ theo dõi, đánh giá, tư vấn và xử trí kịp thời nếu răng miệng có vấn đề nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho hàm răng của mỗi chúng ta.

  

    Trước khi lấy Cao Răng                                Sau khi lấy Cao Răng

     Như vậy, để có được một hàm răng trắng. khỏe, chúng ta phải nắm được một số kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách như sau:
1/ Đánh răng.
       -Tối thiểu 2 lần/ngày: Sau ăn sáng và tối trước khi ngủ.
       - Thời gian: 3 – 5 phút.
       - Cách đánh: Xoay tròn bàn chải trên bề mặt răng và đánh theo thứ tự.
       - Chọn bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/lần.
       - Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluor.
2/ Dùng các sản phẩm hỗ trợ khác: Nước súc miệng, bàn chải lưỡi, chải kẽ, chỉ nha khoa....
3/ Lấy cao răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
       Nếu bạn chưa làm được điều này hoặc làm chưa tốt thì hãy bắt đầu từ ngay bây giờ và duy trì thàng thói quen lâu dài, chắc chắn bạn sẽ có một hàm răng trắng khỏe, một nụ cười tự tin khi giao tiếp và biết đâu đó là sự khởi đầu của chuỗi ngày thành công trong sự nghiệp của bạn?

Cải tiến kỹ thuật mới trong điều trị - Vật lí trị liệu – Phục hồi chức năng

     Đầu năm 2014, Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã áp dụng thành công hai kỹ thuật điều trị Khung quay tập khớp vai và Thanh song song tập đi cho người bệnh ...
     Kỹ thuật Khung quay tập khớp vai điều trị trong các bệnh về cứng khớp và giảm vận động khớp vai, thoái hóa và viêm các tổ chức phần mềm quanh vai. Thanh song song tâp đi phục vụ trong điều trị phục hồi liệt nửa người sau tai bến do tăng huyết áp, yếu và giảm vận động hai chân...
     Bác sỹ Đào Cẩm Lê - Trưởng khoa Phục hồi chức năng cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng kỹ thuật điều trị Khung quay tập khớp vai và Thanh song song tại Khoa, đã có 40 bệnh nhân được áp dụng thành công kỹ thuật mới này. Việc ứng dụng thành công 2 kỹ thuật điều trị mới đã đưa việc điều trị phục hồi chức năng ở tỉnh ta ngang tầm các Bệnh viện trong nước, cũng như khẳng định các Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên của khoa hoàn toàn có thể làm chủ các kỹ thuật cao để điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng. Đây là thành tích mà khoa Phục hồi Chức năng chào mừng 59 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2014).

                                                    ĐỖ HUỆ
                                                   Khoa Phục hồi Chức năng

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.