Get Adobe Flash player

DANH MỤC CHÍNH

Quảng cáo

Năm mới 2013 gữa

Hỗ trợ trực tuyến

Tổng đài tiếp nhận đăng ký khám: 02193.866.843

Hỗ trợ từ xa

Thống kê truy cập

21063923
Hôm nay
Hôm qua
Tuần trước
Tháng trước
1896
4762
20931127
164398

IP: 3.135.198.49

Đang có 8 khách và không thành viên đang online

Tầm quan trọng của việc siêu âm tim sớm sau sinh cho trẻ

1. Định nghĩa về bệnh tim bẩm sinh

Những bất thường trong cấu trúc của tim hoặc các mạch máu lớn trong lồng ngực sẽ dẫn đến bệnh tim bẩm sinh. Dị tật này rất hay gặp, cứ trong 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 8 - 10 bé bị mắc và cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sinh (chiếm 40% trong số các ca dị tật bẩm sinh).

Vì thế nên nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán thì nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh là rất lớn, cần tầm soát bệnh sớm và điều trị cho trẻ kịp thời, tránh để lại biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

2. Những loại bệnh tim thường gặp ở trẻ

Bệnh tim có thể chia làm nhiều dị tật đi kèm, một số bệnh lý cần phải kể đến đó là:

  • Hẹp van động mạch phổi;
  • Thông liên nhĩ;
  • Thông liên thất;
  • Tứ chứng Fallot;
  • Còn ống động mạch.

3. Vì sao trẻ lại bị mắc bệnh tim bẩm sinh?

Trẻ bị mắc bệnh tim có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Từ trong bụng mẹ trẻ đã gặp các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phân chia của các buồng tim. Nếu biến đổi gen xảy ra càng sớm thì dịt tật tim càng nặng;
  • Các yếu tố đến từ môi trường:
  • Người mẹ trong lúc mang thai có sử dụng các thuốc kháng viêm, lạm dụng các chất kích thích (bia, rượu,...) hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại,...;
  • Người mẹ khi mang thai không may bị nhiễm các loại virus cúm, Rubella, Herpes, Cytomegalo,...

4. Các triệu chứng trẻ có thể gặp khi bị bệnh tim bẩm sinh 

  • Trẻ bị khó thở, thở nhanh và thở mệt;
  • Trẻ bú kém, chậm lên cân;
  • Xuất hiện dấu hiệu tím môi hoặc đầu các chi;
  • Tái phát viêm phổi nhiều lần.

Những triệu chứng này không phải là các dấu hiệu đặc trưng và khó phát hiện ngay sau sinh, chỉ khi đi khám sức khỏe và được siêu âm tim kiểm tra thì mới chẩn đoán ra.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh 

Ngoài biện pháp kiểm tra lâm sàng thì để chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, sẽ cần dùng đến các phương pháp như siêu âm, thông tim, chụp cắt lớp vi tính,... Trong đó, siêu âm tim được cho là phương pháp đơn giản và an toàn cho trẻ, giúp phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ và ngay sau khi sinh.

Siêu âm tim sớm sau sinh và can thiệp kịp thời sẽ góp phần làm giảm biến chứng sau này cho trẻ

Để phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, sản phụ cần:

  • Siêu âm tim thai: Tuân thủ lịch khám thai và siêu âm tim thai theo chỉ định của bác sĩ. Thời điểm thích hợp nhất để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi là tuần thai thứ 18 - 22. Lý do cần siêu âm tim thai đó là:
  • Siêu âm tim thai giúp sớm phát hiện các bất thường về tim ở trẻ;
  • Giúp hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị trước sinh;
  • Đối với trường hợp nặng có thể bị lưu thai hoặc không thể điều trị sau sinh, có thể phải đình chỉ thai sản.
  • Siêu âm tim sớm sau sinh: Nếu bỏ lỡ siêu âm tim thai thì nên thực hiện ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc trong tháng tuổi đầu đời của trẻ. Vai trò của biện pháp siêu âm tim sớm sau sinh bao gồm:
  • Giúp kiểm tra xem trẻ có khả năng bị tim bẩm sinh hay không. Nếu có thì có thể đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mức độ cần thiết của việc can thiệp sớm trong giai đoạn sơ sinh;
  • Nếu được siêu âm tim sớm và can thiệp kịp thời sẽ góp phần làm giảm biến chứng, phục hồi chức năng tim để trẻ có cơ hội được sống với một trái tim khỏe mạnh sau này.

6. Điều trị cho bệnh nhi bị tim bẩm sinh như thế nào? 

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong y tế, hiện các bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán và điều trị qua da. Các bệnh lý về tim đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn như:

  • Còn ống động mạch;
  • Một số dạng thông liên nhĩ;
  • Thông liên thất.

Còn có những loại bệnh lý về tim không thể can thiệp qua da mà cần phải tiến hành qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật thì mới có thể được kiểm soát nhưng khó có thể khỏi hoàn toàn đó là:

  • Bệnh tim bẩm sinh chỉ có thể phẫu thuật thành 1 thất như tâm thất độc nhất, hoặc không lỗ van 3 lá,...;
  • Các bệnh cần có sự theo dõi chặt chẽ về sau: kênh nhĩ thất, chuyển vị đại động mạch, tứ chứng Fallot,...

Qua đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc siêu âm tim sớm cho thai nhi và trẻ sơ sinh, bởi vì nếu không chẩn đoán sớm căn bệnh này thì sẽ để lại các biến chứng nặng nề như suy tim, thuyên tắc mạch, hội chứng Eisenmenger, tăng áp phổi cố định,... 

Như vậy việc chẩn đoán các bệnh lý bẩm sinh về tim thông qua siêu âm tim sớm sau sinh nhằm ghi nhận những tư liệu cần thiết để bác sĩ chuyên khoa giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Đồng thời phương pháp này cũng không gây đau đớn hay gây ra biến chứng gì cho trẻ.

Chí Đệ - Khoa Lão khoa - Bệnh viện ĐK tỉnh

Nội soi gây mê gắp dị vật thực quản thành công cho bé 05 tháng tuổi tại Bệnh viện ĐK tỉnh Hà Giang

Dị vật thực quản  được nội soi lấy ra. Ảnh do bác sỹ  khoa tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cung cấp.

     Khoa Tai mũi họng  bệnh viện tỉnh Hà Giang đã nội soi gắp thành công dị vật  (Bông hoa tai hình quả trám bằng sắt) ở thực quản cho trẻ nhi G.K.T 05 tháng tuổi trú tại thôn Nhìu sang xã Chiến Phố huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

     Theo lời của người nhà bệnh nhân, khoảng 8h sáng ngày 23 tháng 12 năm 2020 trẻ được chị gái cho  cầm bông hoa tai để chơi và bé ngậm vào mồm, không may nuốt phải, ngay sau đó xuất hiện ho sặc, kích thích và nôn nhiều, sau đó được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa KV huyện Hoàng Su Phì- Hà Giang và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

     Sau 11 giờ bị hóc dị vật bệnh nhân được nhập vào khoa Tai- Mũi- Họng lúc 19h00 cùng ngày trong tình trạng: Tỉnh, quấy khóc nhiều, ho sặc sụa và khó thở, tím tái khi nằm. Xác định đây là ca bệnh rất nặng trên bệnh nhi rất nhỏ chỉ có 05 tháng tuổi, kíp trực đã mời Bác sỹ trưởng khoa Hội chẩn, tiến hành làm xét nghiệm, CLS cấp cứu. Kết quả chụp X.quang: Có dị vật kích thước lớn cản quang bất thường tại thực quản.

     Ngay sau đó dưới sự chỉ đạo của Bs CKI Nguyễn Thị Thanh Tâm- Trưởng khoa, mặc dù dụng cụ nội soi ống cứng dành cho trẻ 5 tháng tuổi không có, nhưng với sự sáng tạo e kíp bệnh nhân đã được gắp dị vật thành công, dị vật là Bông hoa tai hình quả trám bằng sắt đã bị hoen dỉ, xám đen.

     Bs Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trưởng khoa Tai- Mũi- Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cho biết, nếu dị vật này không được lấy ra sớm, có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trẻ nhỏ  như:  Không ăn uống được, chèn ép, khó thở, viêm nhiễm gây thủng thực quản, viêm trung thất, áp xe trung thất, gây ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.

     Vì vậy bác sỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ và gia đình nên trông trẻ cẩn thận, tuyệt đối không cho trẻ cầm và chơi các đồ vật nhỏ, sắc nhọn hoặc các dung dịch hóa chất… để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

     Khi phát hiện trẻ nuốt, hóc dị vật, uống nhầm hóa chất thì phải sơ cứu kịp thời và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra đối với trẻ./. 

Hoàng Quê - Khoa Tai mũi họng

Nội soi gây mê gắp dị vật thực quản thành công cho bé 05 tháng tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang

Dị vật thực quản  được nội soi lấy ra. Ảnh do bác sỹ  khoa tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cung cấp.

Khoa Tai mũi họng  bệnh viện tỉnh Hà Giang đã nội soi gắp thành công dị vật  (Bông hoa tai hình quả trám bằng sắt) ở thực quản cho trẻ nhi G.K.T 05 tháng tuổi trú tại thôn Nhìu sang xã Chiến Phố huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Theo lời của người nhà bệnh nhân, khoảng 8h sáng ngày 23 tháng 12 năm 2020 trẻ được chị gái cho  cầm bông hoa tai để chơi và bé ngậm vào mồm, không may nuốt phải, ngay sau đó xuất hiện ho sặc, kích thích và nôn nhiều, sau đó được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa KV huyện Hoàng Su Phì- Hà Giang và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Sau 11 giờ bị hóc dị vật bệnh nhân được nhập vào khoa Tai- Mũi- Họng lúc 19h00 cùng ngày trong tình trạng: Tỉnh, quấy khóc nhiều, ho sặc sụa và khó thở, tím tái khi nằm. Xác định đây là ca bệnh rất nặng trên bệnh nhi rất nhỏ chỉ có 05 tháng tuổi, kíp trực đã mời Bác sỹ trưởng khoa Hội chẩn, tiến hành làm xét nghiệm, CLS cấp cứu. Kết quả chụp X.quang: Có dị vật kích thước lớn cản quang bất thường tại thực quản.

Ngay sau đó dưới sự chỉ đạo của Bs CKI Nguyễn Thị Thanh Tâm- Trưởng khoa, mặc dù dụng cụ nội soi ống cứng dành cho trẻ 5 tháng tuổi không có, nhưng với sự sáng tạo e kíp bệnh nhân đã được gắp dị vật thành công, dị vật là Bông hoa tai hình quả trám bằng sắt đã bị hoen dỉ, xám đen.

Bs Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trưởng khoa Tai- Mũi- Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cho biết, nếu dị vật này không được lấy ra sớm, có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trẻ nhỏ  như:  Không ăn uống được, chèn ép, khó thở, viêm nhiễm gây thủng thực quản, viêm trung thất, áp xe trung thất, gây ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy bác sỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ và gia đình nên trông trẻ cẩn thận, tuyệt đối không cho trẻ cầm và chơi các đồ vật nhỏ, sắc nhọn hoặc các dung dịch hóa chất… để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi phát hiện trẻ nuốt, hóc dị vật, uống nhầm hóa chất thì phải sơ cứu kịp thời và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra đối với trẻ./. 

Hoàng Quê - Khoa Tai mũi họng

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG KỸ THUẬT CẮT NỐI TRỰC TRÀNG MIỆNG NỐI THẤP CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA DƯỚI

     Ngày 18.7, các bác sĩ của Khoa ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Bệnh viện K Trung ương và trực tiếp là Ths, Bs Đoàn Trọng Tú, Trưởng khoa Ngoại bụng 2- Bệnh viện K, đã phẫu thuật thành công kỹ thuật cắt nối trực tràng miệng nối thấp cho 2 bệnh nhân là ông Hoàng Văn Tụ, 78 tuổi, thường trú tại huyện Vị Xuyên được chẩn đoán K trực tràng và bà Đào Thị Toan, 60 tuổi, thường trú tại huyện Bắc Quang, chẩn đoán K trực tràng cao, cách rìa hậu môn 07-10 cm.

Ca phẫu thuật kỹ thuật cắt nối trực tràng miệng nối thấp cho bệnh nhân K tại BVĐK tỉnh   

Cả 2 người bệnh đều nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng bụng dưới, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu kéo dài, mệt mỏi, gầy sút cân. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm đã được các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện K hội chẩn là K trực tràng và được chỉ định phẫu thuật.

Với 2 trường hợp trên thì trước đây thường bệnh nhân phải phẫu thuật 2 lần để cắt khối u sau đó phải mở hậu môn nhân tạo giảm áp để cho miệng nối liền tốt sau từ 3- 5 tuần mới tiếp tục thực hiện phẫu thuật đóng lại hậu môn nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp các cho bác sỹ chỉ thực hiện phẫu thuật cắt khối u và nối 1 lần, để người bệnh không phải phẫu thuật 2 lần. Kỹ thuật này hiện nay đang được triển khai tại Bệnh viện K.

Nhờ có sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 được ký kết giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện K, mà bệnh nhân tại tỉnh ta không phải chuyến tuyến và được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, tiến tiến ngay tại địa phương. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống máy Cắt lạnh tức thì cho kết quả trong vòng 15 – 20 phút; Hóa mô miễn dịch cho kết quả chính xác 100%, giúp việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý về ung thư chính xác nhất.     

Khuyến cáo của bác sỹ tới mọi người: dù có bệnh hay không có bệnh thì mọi người cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, kèm theo nội soi đường tiêu hóa trên và dưới nhằm phát hiện sớm các khối u đường tiêu hóa để có biện pháp xử trí kịp thời. Hầu hết các trường hợp ung thư nói chung và ung thư đường tiêu hóa dưới nói riêng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời đều ảnh hưởng đến tính mạng, nặng sẽ dẫn đến tử vong./.                                                                                           

Thu Hòa

BVĐK tỉnh tổ chức tập huấn triển khai thực hiện " Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"

Thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND, ngày 27/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện "Đổi mới mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" tỉnh Hà Giang và Kế hoạch số 109/KH-SYT, ngày 03/8/ 2015 của Sở Y tế Hà Giang về việc triển khai thực hiện "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh".
Trong ba buổi chiều ngày 20, 21 và 25/8/2015, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã tổ chức tập huấn triển khai thực hiện và ký cam kết "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động... thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Giảng viên lớp tập huấn: BSCKII Hoàng Tiến Việt - Giám đốc bệnh viện; BSCKII Vũ Hùng Vương - Phó Giám đốc bệnh viện và Cử nhân Nguyễn Thị Lan – Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ.
Tại buổi tập huấn, các cán bộ, viên chức, người lao động.... được nghe những nội dung cơ bản về kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Đối với người bệnh, tâm lý người bệnh, trong thực thi nhiệm vụ với cảnh quan môi trường làm việc, trong các hoạt động đoàn thể tổ chức chính trị xã hội và các hoạt động cộng đồng...
Việc triển khai đầy đủ các nội dung "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, văn hóa, đoàn kết, thống nhất trong các khoa, phòng, giúp cán bộ y tế rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế trong mắt người dân; xây dựng phong cách thái độ phục vụ văn minh, thân thiện với khẩu hiệu "Sự hài lòng của người bệnh là thành công của Bệnh viện".
Kết thúc buổi tập huấn các Trưởng khoa, phòng đã ký cam kết với Giám đốc bệnh viện; Cán bộ, viên chức, người lao động... trong bệnh viện cũng đã ký cam kết với Trưởng khoa, phòng về việc thực hiện. "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"./.

Kiều Trang
Phòng Tổ chức Cán bộ

Hopk Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa tỉnh HG

Chiều ngày 26/5/2015, tại hội trường đa khoa tỉnh Hà Giang, Hội đồng và mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tổ chức họp quí II/ năm 2015.
Chủ trì cuộc họp: BSCKII Trương Việt Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện- Chủ tịch Hội đồng KSNK.
Dự họp gồm 60 thành viên trong Hội đồng và mạng lưới KSNK.
Cử nhân Nguyễn Văn Điệp, Trưởng khoa KSNK – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng KSNK báo cáo thực trạng công tác KSNK của bệnh viện, triển khai kế hoạch cải thiện các tiêu chí chất lượng bệnh viện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ( Mục C4), kế hoạch thực hiện phong trào "Bệnh viện vệ sinh". Các thành viên trong Hội đồng và mạng lưới KSNK thảo luận đóng góp ý kiến cho kế hoạch. Sau đó Hội đồng KSNK sẽ triển khai xống các khoa, phòng để cải thiện các tiêu chí, nâng cao chất lượng Bệnh viện trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Bích Ngọc Phòng điều dưỡng

Bảng tin

Lịch công tác

Video clip

You must have the Adobe Flash Player installed to view this player.

Thăm dò dư luận

Nhận xét của bạn về Website này?

Tuyệt vời - 58%
Tốt - 8.9%
Trung bình - 2.7%
Kém - 29.9%

Tổng số bình chọn: 438
The voting for this poll has ended on: 2015, Tháng 2 12


Copyright © 2013. Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Địa chỉ: Số 11, tổ 10, Phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Điên thoại: 02193.886.411, Fax: 02193.888.020.