Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi . Ước tính một năm khoảng 500 triệu trẻ em trên thế giới mắc tiêu chảy và khoảng 4 triệu trẻ tử vong, xếp thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong đó 80% trẻ tử vong là dưới 2 tuổi. Ở nước ta trung bình 1 bé dưới 5 tuổi mắc từ 0,8-2,2 đợt tiêu chảy trong năm. ⭐️⭐️⭐️Tiêu chảy lây qua đường phân- miệng. Phân trẻ tiêu chảy là nguồn nhiễm bệnh. Mùa đông tiêu chảy thường do virut, mùa nóng là do vi khuẩn.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH TIÊU CHẢY
- Do Virut: chủ yếu là rotavirus (adenovirrus, calicivirus nhưng đa số hay theo dịch).
- Vi khuẩn: Chủ yếu là Ecoli đường ruột.
- Các tác nhân khác: Lỵ, campylobacter jejuni, thương hàn , vibrio hoặc ký sinh khuẩn gây lên nhưng chiếm ít hơn.
HẬU QUẢ TIÊU CHẢY: Mất nước , nhiễm toan do mất nhiều bicacbonat trong phân, thiếu Kali làm bé liệt ruột cơ năng , chướng bụng ....
TRIỆU TRỨNG TIÊU CHẢY
-Triệu chứng tiêu hoá : Phân lỏng , nhiều nước , nhiều lần trong ngày , mùi chua , phân nhày , có máu nếu là lỵ. Trẻ nôn nhiều , biêng ăn, và chỉ thích uống nước.
- Triệu chứng mất nước : trẻ khát nước , mắt trũng , khô , khóc thấy ít nước mắt , miệng khô, véo da thấy mất nếp chậm. Thóp lõm , chân tay lạnh , mạch nhanh và yếu, thở nhanh.
LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
-Chỉ được dùng kháng sinh khi bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Không được sử dụng thuốc cầm đi ngoài vì tích lại độc tố và vi khuẩn tại ruột
- Không nên hạn chế ăn uống và kiêng khem ở bé. Ăn thức ăn loãng, chia nhỏ thành nhiều bữa.
Cho bé uống đủ nước. Mẹ có thể cho bé uống dung dịch bù nước (ORS) theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây để cung cấp vitamin và bổ sung nước cho cơ thể. Bổ sung thêm kẽm và men vi sinh.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH
-Vệ sinh trẻ như tắm hàng ngày, thay quần áo, vệ sinh môi trườngp xung quanh, giữ gìn phòng ở thông thoáng sạch sẽ.
-Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
-Tránh quan niệm sai lầm cho trẻ kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
- Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Ăn chín uống sôi. Không ăn thức ăn bị ôi thiu. Thức ăn không rõ nguồn gốc.
-Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh
- Khi có dấu hiệu tiêu chảy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Cho trẻ tiêm đủ các loại vacxin theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt, vaccine ngừa Rotavirus.
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và nhân viên y tế nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ và kỹ năng nhi khoa, môi trường khám chữa bệnh an toàn, thân thiện. Do đó, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến thăm khám, điều trị; đồng thời các bé cũng thoải mái hơn và quên đi “nỗi sợ” khi đến bệnh viện.