Viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc do dị ứng gây ra. Viêm tuyến nước bọt thường xảy ra ở tuyến nước bọt mang tai và ở dưới hàm là chủ yếu. Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt:
-Tuyến nước bọt mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm ở hai bên má (một tuyến nằm ở phía trên hàm và một tuyến nằm ở phía trước tai), nếu như một trong hai tuyến này bị viêm thì gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
-Tuyến dưới hàm.
-Tuyến dưới lưỡi.
Những nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
-Viêm tuyến nước bọt thông thường là do nhiễm vi khuẩn có tên gọi là Staphylococcus aureus.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
-Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ.
-Bị sỏi tuyến nước bọt. Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do bị đờm nhầy. Bị suy dinh dưỡng và mất nước cung là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến nước bọt.
Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt
- Sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu bạn sẽ có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
- Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai bạn sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
- Miệng có mùi hôi và có vị bất thường. Không thể mở miệng to được
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng.Trong miệng có mủ
- Cảm thấy khô miệng và đau trong miệng
- Đau mặt. Cổ hoặc mặt bị sưng lên. Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
Cách phân biệt viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
• Giống nhau: Cả hai bệnh này đều được biểu hiện ở mang tai và có những dấu hiệu giống nhau như: sốt cao, bị sưng tuyến mang tai, đau họng…
•Khác nhau:
- Viêm tuyến nước bọt mang tai chủ yếu là do loại vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên hoặc do sỏi tắc ống dẫn nước bọt gây nên viêm nhiễm. Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Đối với những bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai nhiều lần sẽ dẫn đến tuyến mang tai bị phì đại hai bên và ngày càng làm cho khuôn mặt có nhiều biến dạng.
- Bệnh quai bị: Do loại virut Paramyxoviridae gây nên. Bệnh quai bị là căn bệnh truyền nhiễm, rất dễ bị lây lan vàị chỉ mắc một lần trong đời. Vì sau đó cơ thể bạn sẽ sản sinh ra loại miễn dịch với virut này.
Những biến chứng của viêm tuyến nước bọt
Mủ có thể tích tụ lại và dần dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt. Làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối này sẽ làm tổn thương mang thai.
Nếu như viêm tuyến nước bọt xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến bước bọt, còn trường hợp khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương.
Những bộ phận khác của cơ thể cũng bị nhiễm trùng.
Điều trị viêm tuyến nước bọt
Một số biện pháp có thể tự chăm sóc tại nhà như:
Uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chút chanh để kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt.
Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt đang bị ảnh hưởng. Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để cảm thấy dễ chịu hơn. Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng chút muối.
Người bệnh có thể ngậm thêm một lát chanh chua để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng.
Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu sưng tấy, đau đớn vùng tuyến nước bọt. Nếu người bệnh bị sốt, xuất hiện mủ thì bạn nên đến gặp ngay các bác sĩ để có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh và chọc, hút mủ.
Một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục. Khi tình trạng viêm bắt đầu gây khó khăn cho việc ăn uống, nuốt hoặc thở gây đau nhiều, các triệu chứng không thuyên giảm thì người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để thăm khám và điều trị.
Tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm; được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị chuyên sâu, hiệu quả cao, nhanh hồi phục. Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiệm trọng của bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng người bệnh.